Giới thiệu Khoa Phát triển nông thôn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

Khoa Phát Triển Nông Thôn

GIỚI THIỆU

Khoa Phát triển Nông thôn (PTNT) thuộc Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, tiền thân là Bộ môn Khuyến nông (được thành lập từ năm 1994) thuộc khoa Nông Học. Năm 2005 Khoa KN & PTNT thuộc Trường Đại học Nông Lâm được thành lập theo quyết định của giám đốc Đại Học Huế. Đến năm 2020, đổi tên thành Khoa PTNT. Sứ mạng của Khoa là đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Kinh doanh và Khởi nghiệp. Đây là khoa duy nhất của Trường đại học nông lâm Huế có đội ngũ cán bộ đa ngành, chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực về xã hội. Đó chính là lợi thế của Khoa trong việc đào tạo ra các thế hệ sinh viên năng động, linh hoạt, am hiểu nhiều lĩnh vực phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Mục tiêu tổng quát của  Khoa Phát triển nông thôn  là trở thành một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực Phát triển nông thôn, Khuyến nông  và Kinh doanh khởi nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Mục tiêu giáo dục cụ thể của Khoa  là đào tạo nguồn nhân lực  Khoa học về Phát triển nông thôn, Khuyến nông và mảng kinh doanh nông nghiệp, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có phẩm chất, đạo đức, sức khoẻ tốt; yêu nghề, năng động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.

CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Khoa PTNT có 30 giáo viên cơ hữu được đào tạo bài bản và có kiến thức đa ngành. Trong đó có 7 tiến sỹ, 8 Nghiên cứu sinh và 4 Phó Giáo sư- tiến sĩ, 94% giáo viên có trình độ sau đại học, được đào tạo ở nước ngoài như Nhật Bản, Đức, Pháp, Úc, Hà Lan, Philipines, Mỹ, Thái Lan, Hung Ga Ri. Đội ngũ giáo viên của khoa có năng lực chuyên môn cao và khả năng ngoại ngữ tốt để có thể cập nhật kiến thức quốc tế vào chương trình đào tạo. Các giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng, đánh giá dự án, tìm kiếm tài trợ, quản lý và tổ chức thực hiện các dựa án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh-khởi nghiệp; thường xuyên làm việc với chuyên gia, tổ chức nước ngoài. Một số giáo viên là tư vấn cao cấp cho các do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Khoa có khả năng cung cấp các dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; khởi nghiệp nông thôn; khuyến nông, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đặc biệt là khoa có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên toàn trường và có thể cung cấp các khoá đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng mềm.

Tổ Bộ môn là đơn vị chuyên môn của Khoa. Trưởng bộ môn được xem là “Giám đốc” chương trình đào tạo, điều hành giảng dạy, tuyển sinh, và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn thuộc bộ môn quản lý. Khoa PTNT có 3 bộ môn:

Bộ môn Phát triển nông thôn

Bộ môn phát triển nông thôn có 11 cán bộ giảng viên, trong đó có 2 Phó giáo sư – Tiến sĩ, 2 Tiến sĩ, 4 NCS, 3 Thạc sỹ. Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực về Phát triển nông thôn từ các quốc gia có có trình độ giáo dục tiên tiến trên thế giới như Úc, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Hungary, Philippine, Thuỵ Điển.. 90% giáo viên có trình độ tiến sĩ và thạc sỹ đã được đào tạo ở nước ngoài như Nhật Bản, Úc, Thủy Điển, Philippines, Thái Lan, … Giáo viên của Bộ môn không những có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà còn có nhiều kinh nghiệm làm việc với các đối tác đa lĩnh vực trong và ngoài nước. Bên cạnh đó bộ môn có rất nhiều kinh nghiệp trong các hoạt động tư vấn về xây dựng nông thôn mới và OCCOP.

Bộ môn Khuyến nông và tư vấn phát triển

Bộ môn Khuyến nông và tư vấn phát triển có 9 giảng viên, trong đó có 3 Phó giáo sư- tiến sỹ; 2 Tiến sỹ; 3 NCS, và 3 thạc sỹ. Hầu hết các giảng viên có bằng thạc sỹ và tiến sỹ đều được đào tạo ở các nước phát triển như Hà Lan, Newzelands, Đức, Úc và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là thực hiện các hoạt động tư vấn và đào tạo, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến Khuyến nông.

Bộ môn Kinh tế

Bộ môn kinh tế có 9 giảng viên, trong đó 1 Phó giáo sư-Tiến sỹ, 1 Tiến sĩ, 2 NCS, và 4 Thạc sỹ. Trên 50% giảng viên của bộ môn được đào tạo tại các nước Nhật bản, Úc, Thái Lan, Mỹ. Ngoài ra còn thường xuyên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ. Bên cạnh đó, bộ môn còn thực hiện các khóa đào tạo kinh doanh ngắn hạn, tư vấn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh– khởi nghiệp.

Cơ cấu nhân sự khoa Phát triển nông thôn

Trưởng khoa: PGS.TS Lê Thị Hoa Sen

Phó trưởng khoa: PGS.TS. Hoàng Gia Hùng

Trưởng Bộ môn Khuyến nông và Tư vấn phát triển: PGS.TS. Lê Thị Hồng Phương

Trưởng Bộ môn Kinh Tế: TS. Nguyễn Văn Chung

Phụ trách Bộ môn Phát triển nông thôn: TS Nguyễn Ngọc Truyền

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Đào tạo đại học

Đào tạo đại học là một trong những hoạt trọng tâm của Khoa. Quá trình đào tạo bậc đại học đã có những bước phát triển đáng kể về số ngành lẫn qui mô đào tạo, thể hiện bước đi đúng hướng. Khi mới thành lập Khoa chỉ có một ngành đào tạo đến nay khoa đã có 3 ngành với lượng đầu vào 100 -150 sinh viên hàng năm.

 Ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ngành Phát triển Nông thôn (PTNT) đào tạo cán bộ có kiến thức liên ngành về Kinh tế và Xã hội học phát triển. Sinh viên được rèn luyện nhiều kỹ năng hoạt động như làm việc nhóm, lập kế hoạch, kỹ năng quản lý…Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng, thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, có thể phát triển để trở thành chuyên gia tư vấn về phát triển nông thôn, chuyên gia lập kế hoạch, nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển.

Ngành KHUYẾN NÔNG 

Ngành Khuyến nông đào tạo cán bộ có kiến thức liên ngành Khoa học kỹ thuật – Kinh tế học – Xã hội học phát triển và chuyển giao công nghệ. Sinh viên có thể thích ứng với môi trường mới trong lĩnh vực phát triển, có khả năng phát triển thành chuyên gia tư vấn nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn và nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển.

Ngành KINH DOANH VÀ KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN

Ngành Kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn (KD-KNNT) đào tạo cán bộ có kiến thức và kỹ năng về khởi sự kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, quản trị các hoạt động khởi nghiệp, tư vấn phát triển kinh doanh, tư vấn khởi nghiệp nông nghiệp và các dịch vụ nông thôn. Với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu nhân lực có năng lực chuyên sâu thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, phát triển nông nghiệp và hợp tác xã dịch vụ kiểu mới trong bối cảnh công nghệ 4.0, việc phát triển chuyên ngành đào tạo KD&KNNT là cấp thiết.

Đào tạo sau đại học

Tham gia học cao học PTNT do khoa PTNT tổ chức, học viên được nâng cao trình độ, có kiến thức liên ngành, có thể giải quyết các vấn đề về phát triển, quản lý các chương trình phát triển, trở thành các chuyên gia và nhà quản lý phát triển. Sau gần 10 năm đào tạo, khoa đã đào tạo gần 250 học viên cao học, đáp ứng nhu cầu cán bộ chất lượng cao cho nhiều tỉnh miền Trung và Tây nguyên và trên 70% đã có được những vị trí việc làm và thăng tiến tốt trong xã hội.

– Ngành đúng: Khuyến nông & Phát triển Nông thôn, Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Hệ thống nông nghiệp, Quản lý đất đai, Nông học, Kinh tế lâm nghiệp, Kinh tế thủy sản.

– Ngành gần (có chuyển đổi): là các ngành khác trong khối nông – lâm – thủy sản, Xã hội học, Công tác xã hội, Kinh tế chính trị, Quản trị kinh doanh, Y tế cộng đồng, sư phạm kỹ thuật nông lâm, Các ngành công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, thủy lợi và công trình nông thôn.

Ngày 21.11.2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 5527/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đào tạo chuyên ngành Phát triển nông thôn, trình độ Tiến sĩ.

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VÀ TƯ VẤN- DỊCH VỤ

Hàng năm Khoa PTNT kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các địa phương mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho nông dân và cán bộ khuyến nông cơ sở nhằm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ trong hoạt động khuyến nông. Khoa PTNT hướng đến cung cấp các dịch vụ đào tạo ngắn hạn (Gồm một số kỹ năng mềm trọng yếu; kỹ năng phân tích thống kê và dự báo sản xuất nông nghiệp; kỹ năng xây dựng và quản lý dự án) đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Khoa PTNT cũng sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn khởi nghiệp, phát triển và quản lý chuỗi giá trị nông sản; phát triển sản phẩm OCOP; Xây dựng và quản lý tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Khoa PTNT có năng lực, kinh nghiệm tốt trong nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác quốc tế. Hiện nay, Khoa đã có 02 nhóm nghiên cứu mạnh được Đại học Huế công nhận và hỗ trợ phát triển nghiên cứu với sự tham gia của ít nhất 23 thành viên trong Khoa. Với năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm dày dặn trong làm việc và kết nối đối tác của đội ngũ giáo viên, Khoa đã phát triển được mạng lưới hợp tác nghiên cứu và đào tạo với rất đa dạng các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế.  Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Khoa tập trung vào:

  • Phát triển sinh kế nông hộ bền vững trong điều kiện Biến đổi khí hậu
  • Phát triễn và quản lý chuỗi giá trị nông sản
  • Phát triển và quản lý sản phẩm OCOP
  • Năng lực ứng phó và phục hồi của hộ và cộng đồng trước những biến đổi về kinh tế, xã hội và môi trường
  • Hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của tổ hợp tác và hợp tác xã
  • Tiếp cận và sử dụng thông tin của nông hộ vào phát triển sinh kế và đời sống.

Hàng năm Khoa xuất bản từ 6-10 bài báo khoa học ở các tạp chí quốc tế có uy tín, 20-30 bài báo khoa học ở các tạp chí uy tín trong nước và 2-3 sách tham khảo, chuyên khảo và giáo trình.

  • Danh mục các bài báo được xuất bản (liệt kê theo năm, từ mới nhất đến cũ nhất)
  • Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (Cấp Bộ, Nafosted, cấp tỉnh cấp ĐHH, cấp trường và sinh viên)
  • Danh mục tề tài, dự án hợp tác quốc tế (trong 5 năm gần đây)
  • Mạng lưới lên kết hợp tác nghiên cứu

Mọi thông tin chi tiết xem tại https://ptnt.huaf.edu.vn/