Bộ môn Phát triển nông thôn – Department of Rural Development

– Phụ trách Bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Truyền

+ Điện thoại: +84(0)54.3523845; 0919 249 789

+ Email:  nguyenngoctruyen@huaf.edu.vn

 (1) Giới thiệu chung

Bộ môn Phát triển nông thôn được thành lập năm 2007 dựa trên yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ với năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực phát triển nông thôn, phục vụ cho công tác đào tạo – nghiên cứu và tư vấn chuyên môn. Hiện nay Bộ môn đang đóng vai trò trụ cột trong công tác đào tạo kỹ sư ngành Phát triển nông thôn của trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, cao học Phát triển nông thôn và Tiến sĩ Phát triển nông thôn. Bộ môn cũng là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyên môn về các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Bộ môn Phát triển nông thôn hiện có 11 cán bộ giảng viên, trong đó có 2 Phó giáo sư – Tiến sĩ, 2 Tiến sĩ, 4 NCS, 3 Thạc sỹ. Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực về Phát triển nông thôn từ các quốc gia có có trình độ giáo dục tiên tiến trên thế giới như Úc, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Hungary, Philippine, Thuỵ Điển,…

(2) Về giảng dạy

Hiện nay bộ môn Phát triển nông thôn đảm nhận giảng dạy các học phần cho chương trình đào tạo đại học ngành Phát triển nông thôn ở các bậc đào tạo (tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân Phát triển nông thôn). Song song với giảng dạy các học phần chuyên ngành Phát triển nông thôn, Bộ môn còn đảm nhận giảng dạy một số học phần chung giảng dạy toàn trường.

(3) Về nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế

Cán bộ Giảng viên Bộ môn Phát triển nông thôn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Đại học Huế và các đề tài, dự án liên kết với các quỹ hỗ trợ nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các lĩnh vực nghiên cứu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, kinh tế – xã hội, tài nguyên và môi trường nông  thôn; phát triển chuổi giá trị và ngành hàng, quản lý rủi ro và biến đổi khí hậu. Cùng các đề tài và dự án phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNEP, SIDA-SAREC, PIP, CIDA, IFAD, IMOLA, FAO, IDRC, ACIAR, SODI, WAITT FOUNDATION,…

(4) Về hoạt động tư vấn

Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn. Các cán bộ Giảng viên của Bộ môn đã tham gia nhiều hoạt động tư vấn về đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong các lĩnh vực chuyên môn như: Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng; Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nông thôn; Xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ Nông thôn mới; Tư vấn phát triển HTX và Tổ hợp tác; Tư vấn xây dựng quy chế giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản; Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm; Tập huấn các phương pháp sử dụng bộ công cụ đánh giá nông thôn PRA và RRA; Tư vấn nâng cao năng lực các cán bộ địa phương về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; …

(5) Định hướng nghiên cứu

Các định hướng nghiên cứu chính của Bộ môn Phát triển nông thôn bao gồm:

Thị trường đầu vào nông nghiệp-nông thôn: Đặc điểm sản phẩm đầu vào nông nghiệp nông thôn; Mạng lưới và Hoạt động cung ứng của doanh nghiệp; Đặc điểm tiêu thụ và hiệu quả sử dụng đầu vào của nông dân;

Thị trường sản phẩm nông nghiệp: Đặc điểm, Hoạt động cung ứng sản phẩm nông nghiệp; Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Tương tác giữa các tác nhân trong mạng lưới tiêu thu nông sản phẩm;

Nghiên cứu Đặc điểm sản phẩm nông nghiệp nông thôn trong chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); Mô hình, hoạt động SXKD, thương mại hóa và kết quả SXKD sản phẩm OCOP;

Hợp tác và liên kết trong hoạt động SXKD sản phẩm nông nghiệp: Mô hình SXKD (sản phẩm cụ thể) theo hình thức HTLK; Đặc điểm và vai trò của các đối tác tham gia HTLK; Thể thức HTLK giữa các đối tác; Hiệu quả HTLK;

Năng lực và giải pháp chống chịu (ứng phó, thích ứng, phục hồi) của người dân trước các sự cố bất lợi (thiên tai, nhân tai): Lụt, bảo, sự cố môi trường, thu hồi đất/tài nguyên, biết động thị trường…;

Hiệu quả, kết quả (tổng hợp) và vai trò (KT-XH-MT) của các mô hình/hoạt động sinh kế, “SXKD mới” ở nông thôn;

Mô hình/hoạt động dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ/quản lý tài nguyên môi trường, và SXKD phát triển sinh kế;

Một số vấn đề xã hội cấp bách: Giảm nghèo; giới; việc làm nông thôn, …

(6) Thông tin về cán bộ giảng viên Bộ môn Phát triển nông thôn

 

STT Họ và tên Học hàm, học vị, chức vụ Email
1 Nguyễn Viết Tuân PGT.TS, GVCC; nguyenviettuan@huaf.edu.vn
2 Trương Văn Tuyển PGS.TS , GVCC tvtuyen@huaf.edu.vn
3 Nguyễn Ngọc Truyền Tiến sĩ, GVC

Trưởng Bộ môn

nguyenngoctruyen@huaf.edu.vn
4 Hoàng Dũng Hà Tiến sĩ hoangdungha@huaf.edu.vn
5 Trần Cao Uý Thạc sĩ (NCS), GVC trancaouy@huaf.edu.vn
6 Lê Chí Hùng Cường Thạc sĩ (NCS); PBT, Chủ tịch HSV ĐH Huế lechihungcuong@huaf.edu.vn
7 Dương Ngọc Phước Thạc sĩ duongngocphuoc@huaf.edu.vn
8 Trần Thị Ánh Nguyệt Thạc sĩ (NCS) tranthianhnguyet@huaf.edu.vn
9 Nguyễn Thị Diệu Hiền Thạc sĩ; Phó bí thư LCĐ nguyenthidieuhien@huaf.edu.vn
10 Lê Việt Linh Thạc sĩ (NCS) levietlinh@huaf.edu.vn
11 Nguyễn Trần Tiểu Phụng Thạc sĩ; Bí thư LCĐ Khoa nguyentrantieuphung@huaf.edu.vn