Năm 2023, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế tuyển sinh đại học chính quy theo các phương thức sau:
I. Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (điểm học bạ).
Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển.
Điều kiện xét tuyển:
– Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;
– Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (chưa nhân hệ số) phải >=18,0.
II. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) năm 2023.
– Điểm các môn/ bài thi trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
– Điểm chuẩn tùy thuộc vào số lượng và phổ điểm của thí sinh đăng kí, Hội đồng tuyển sinh ĐHH sẽ đề xuất, quyết định và công bố.
III. Phương thức 3: Xét theo phương thức khác
Trường Đại học Nông Lâm ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh thỏa mãn một trong các tiêu chí sau:
– Đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên các năm 2022, 2023 (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển);
– Học sinh của các trường THPT có học lực xếp loại giỏi 03 học kỳ (HK 1 và 2 của năm lớp 11 và HK 1 năm lớp 12).
– Học sinh của các trường THPT có điểm học bạ theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 21.0 điểm trở lên (trong đó không có môn dưới 6,5 điểm).
– Có chứng chỉ Tiếng Anh (còn thời hạn đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 đối với những ngành mà tổ hợp môn xét tuyển có môn Tiếng Anh.
IV. NGƯỠNG ĐẦU VÀO
– Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2023: do hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Đại học Huế xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên trang thông tin điện tử của Đại học Huế trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
– Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT: Do hội đồng tuyển sinh Đại học Huế xác định theo quy chế hiện hành.
1. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của trường: mã trường, mã ngành/ nhóm ngành xét tuyển, mã phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.
2. Tổ chức tuyển sinh: Theo Quy chế và thông báo của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế.
3. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển.
4. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Miễn lệ phí xét tuyển hoặc theo quy định của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế.
5. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có):
Lộ trình tăng học phí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mức thu chung đối với các nhóm ngành của Nhà trường.
6. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm: Theo thời gian và thông báo của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế.
7. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành):
8. Chế độ khen thưởng, học bổng: Thủ khoa các ngành sẽ được Khoa và Nhà trường khen thưởng 10 triệu đồng/suất.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
– HĐTS Đại học Huế không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ của kỳ thi TN THPT năm 2023 để tuyển sinh.
– Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2023, HĐTS Đại học Huế quyết định điểm trúng tuyển theo ngành học, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển.
– Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu sau khi đã trừ số chỉ tiêu tuyển thẳng và dự bị đại học được giao về Đại học Huế.
– Các ngành của các trường đại học thành viên, trường thuộc Đại học Huế đào tạo tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển của các ngành này tại Huế (điểm trúng tuyển do HĐTS quyết định), thí sinh trúng tuyển vào các ngành này sẽ học 2 năm đầu tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và 2 năm cuối học tại Huế.
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH