TUYỂN SINH ĐẠI HỌC “PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC “PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”
 Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn – trường Đại học Nông lâm Huế

+ Chỉ tiêu 2019: 150 sinh viên
+ Khối thi tuyển: A00, B00, C00, D01

1. Nghề phát triển nông thôn là gì?

Là nghề quản lý và vận hành các hoạt độngnghiệp và phát triển nông thôn. Kỹ sư Phát triển nông thôn  thực hiện chức năng liên ngành về  hành chính, quản lý sản xuất kinh doanh, thương mại, tư vấn, và các hoạt động liên quan tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức xã hội…

2. Học nghề Phát triển nông thôn là học gì?

– Quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội các cấp từ tỉnh đến xã;
– Thiết kế – thực hiện – quản lý và đánh giá giám sát các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các dự án khởi nghiệp;
– Quy hoạch và lập kế hoạch phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; Giám sát đầu tư công, hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới;
– Phát triển các chuỗi giá trị nông sản phẩm phục vụ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP”;
– Quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh, các hợp tác xã hoặc các tổ chức nông dân;
– Vận dụng các nguyên lý phát triển để xây dựng các mô hình phát triển nông thôn, mô hình phát triển cộng đồng và mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Học Phát triển nông thôn ra trường sẽ làm việc ở đâu?

Có rất nhiều cơ quan và đơn vị sinh viên ngành Phát triển nông thôn sau khi ra trường có thể tìm kiếm việc làm với chất lượng công việc và chế độ đãi ngộ tốt, phù hợp với chuyên môn được đào tạo như:

– Sở Kế hoạch đầu tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường;
– Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông lâm, Liên minh HTX;
– Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên và môi trường, Ban điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện;
– Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
– Các doanh nghiệp và các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh;
– Các tổ chức phi chính phủ; các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn,… từ Trung ương đến địa phương; các dự án và chương trình khởi nghiệp nông thôn;
– Cán bộ công chức cấp xã phường.