Khoá tập huấn: “Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế”

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều chỉ đạo mang tính đột phá đến cacác địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,  thay đổi tư duy trong tiếp cận phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Để chuyển đổi mô hình sản xuất mới, vấn đề quan trọng đội ngũ cán bộ cần được trang bị kiến thức và tư duy kinh tế mới để thực hiện chiến lược thay đổi.

Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế,  phối hợp với Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tổ chức khóa tập huấn: “Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế” tại T.P Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Thời gian từ ngày 10-12/08/2023 cho cán bộ Khuyến  nông,  cán bộ HTX, cán bộ nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Khoá học đã trang bị cho người học những kiến thức về kinh tế, làm rõ những nội hàm của đổi mới tư duy kinh tế, hướng đến tích hợp đa giá trị trong hệ thống sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, phân tích những hạn chế trong tư duy sản xuất nông nghiệp chạy theo năng suất, lạm dụng phân bón và thuốc BVTV,  hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, áp dụng công nghệ mới, trên cơ sở định hướng thị trường, phát huy lợi thế vùng, miền. Khoá học cũng giới thiệu hướng đến tiếp cận tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi, liên kết của các tác nhân để hình thành các vùng chuyên canh, phát triển các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng có khả năng truy xuất nguồn gốc.

Kết thúc khóa tập huấn, học viên được truyền đạt những nội dung hữu ích áp dụng trong sản xuất kinh doanh nông sản từ đó thay đổi tư duy về phát triển kinh tế nông nghiệp hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.