Giới thiệu chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khuyến nông

  1. Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông

– Tên chương trình đào tạo: Khuyến nông (tiếng anh Agricultural extension)

– Mã ngành: 7620102

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm

Khuyến nông là công tác quan trọng trong hoạt động nông nghiệp, là hoạt động thiết yếu đối với sự phát triển của ngành nông      nghiệp. Khuyến nông được hiểu là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh hiện nay, chương trình đào tạo ngành khuyến nông hướng đến việc liên kết chặt chẽ với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại công nghệ cao, phát triển nông nghiệp gắn với thị trường và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, ngành Khuyến nông được đánh giá cao trong nhóm ngành Nông nghiệp.

Mục tiêu đào tạo của ngành Khuyến nông nhằm tạo nguồn nhân lực hội tụ đủ 03 tiêu chí:

  1. Tổ hợp xét tuyển ngành Khuyến nông
  • A07: Toán – Lịch sử – Địa lý
  • B03: Toán – Sinh học – Ngữ Văn
  • C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
  • C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
  1. Chỉ tiêu tuyển sinh và điểm xét tuyển ngành Khuyến nông
  • 20 chỉ tiêu xét học bạ
  • 20 chỉ tiêu xét kết quả thi THPT
  1. Điểm xét tuyển
  • Điểm xét tuyển bằng học bạ năm 2021 là: 18 điểm
  • Điểm xét tuyển bằng điểm thị Tốt nghiệp THPT năm 2021 là: 15 – 17 điểm
  1. Cơ hội việc làm sinh viên ngành Khuyến nông

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khuyến nông có thể ứng tuyển và làm việc ở rất nhiều vị trí bao gồm: (1) cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp; (2) cán bộ dự án tại các chương trình, dự án khuyến nông – phát triển nông thôn; (3) nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) giảng viên tại các trường Đại học, Cao Đẳng, các Trung tâm đào tào nghề. Chi tiết các đơn vị sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc như sau:

  • Cơ quan nhà nước:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phát triển nông thôn, đặc biệt là cơ quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các cấp;
  • Trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông các tỉnh, Trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật các huyện;
  • Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu; các trường đào tạo về khuyến nông và phát triển nông thôn…
  • Ban dân tộc miền núi, Ban định canh định cư, tổ chức kinh tế, xã hội và đoàn thể các cấp;
  • Các viện nghiên cứu về nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Các dự án/ chương trình khuyến nông và phát triển nông thôn;
  • Cơ quan truyền thông các cấp (Ban – Chương trình – Kênh truyền hình – Phát thanh về nông nghiệp và phát triển nông thôn);
  • Các hợp tác xã, cộng đồng thôn/bản.
  • Các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
  • Các doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế có liên quan đến phát triển nông thôn và khuyến nông (doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, cơ sở chế biến, marketing nông lâm thủy sản, các hợp tác xã…);
  • Các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế; các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nông thôn; các chương trình về phát triển nông thôn, cộng đồng, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp…
  • Thực tập sinh

Hiện nay sinh viên ngành Khuyến nông đang tham gia thực tập sinh tại các nước như hoặc học tập và làm việc tại các nước trên thế giới như Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Israel…