Tìm hiểu về ngành Phát triển nông thôn 

Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn cũng như nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn, ngành Phát triển nông thôn hiện đang được nhiều trường đại học ở Việt Nam tuyển sinh và đào tạo. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng hợp về ngành Phát triển nông thôn.

1. Tìm hiểu về ngành Phát triển nông thôn 

  • Phát triển nông thôn (tiếng Anh là Rural Development) bao gồm tổ hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững. Mục đích của phát triển nông thôn là tạo sự phát triển của vùng, lãnh thổ về nhiều mặt, đồng thời làm hạn chế phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống của cư dân. Việc phát triển nông thôn cũng nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương và cơ sở kinh tế trong và ngoài nước.
  • Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và phát triển nông thôn. Đồng thời, người học cũng được trang bị kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.
  • Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản thuộc các ngành kỹ thuật nông nghiệp, có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương và cộng đồng; có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế.
Phát triển nông thôn- ngành học mới có tiềm năng phát triển

2. Các khối thi vào ngành Phát triển nông thôn 

3. Điểm chuẩn ngành Phát triển nông thôn

Điểm chuẩn của ngành Phát triển nông thôn như sau:

  • Với phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia: trong khoảng 13- 16 điểm tùy đơn vị đào tạo.
  • Với phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 18 – 20 điểm.
Điểm chuẩn ngành Phát triển nông thôn lấy bao nhiêu?

4. Các trường đào tạo ngành Phát triển nông thôn

Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Phát triển nông thôn sau:

– Khu vực miền Bắc:

– Khu vực miền Trung:

– Khu vực miền Nam:

5. Cơ hội việc làm ngành Phát triển nông thôn

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:

  • Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về khuyến nông và phát triển nông thôn, đặc biệt là trong các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp trung ương đến cơ sở…
  • Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn…
  • Cán bộ, nhân viên trong những tổ chức kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn và cộng đồng hay nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn…
  • Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến phát triển nông thôn, phát triển bền vững và hành chính công.
  • Bạn cũng có cơ hội để học lên Cao học các chuyên ngành như Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Quản lý phát triển nông thôn…
Học ngành Phát triển nông thôn ra trường làm gì?

6. Mức lương của ngành Phát triển nông thôn

  • Mức lương của ngành Phát triển nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, địa điểm làm việc và kinh nghiệm chuyên môn… Mức lương của ngành dao động trong khoảng 5 – 9 triệu/ tháng.
  • Với những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu, mức lương có thể nâng cao hơn tùy năng lực.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Phát triển nông thôn

Để có thể theo học và học tốt ngành Phát triển nông thôn, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Năng động và có khả năng chịu áp lực công việc;
  • Có khả năng tư duy và quản lý tốt;
  • Có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên;
  • Cơ tư duy chiến lược;
  • Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt.

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Phát triển nông thôn, hy vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học chính xác và hiệu quả.

Nguồn: https://tuyensinhso.vn/nhom-nganh-dao-tao/nganh-phat-trien-nong-thon-c16476.html