Phóng sự: Nguồn nhân lực lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp “ Cung chưa đủ cầu”

Cụ thể, trong 3 năm liên tiếp có 15 trên tổng số 24 ngành đào tạo của trường không đủ đáp ứng chỉ tiêu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp. (bổ sung hình ảnh cổng trường) Điều này cho thấy nguồn nhân lực lĩnh vực nông lâm nghiệp tiếp tục trong tình trạng “Cung chưa đủ cầu”. Và dự báo trong những năm tiếp theo, nguồn nhân lực này vẫn cần được bổ sung để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành.

Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với trường Đại học Nông lâm Huế triển khai rất nhiều mô hình đào tạo mới như : đào tạo theo đặt hàng, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào tiến trình đào tạo, học kỳ doanh nghiệp, thực hành thực tập tại các cơ sở sản xuất……nhằm tạo nguồn lao động sau khi ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc.

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=RSjaXb-BS8I
 

Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc tuyển dụng nguồn lao động có chất lượng cao. Bên cạnh đó, một số nước phát triển về nông nghiệp như Nhật Bản, Isarel, Đan Mạch…. cũng lại đang tìm kiếm nguồn nhân lực này tại Việt Nam. Và trung bình mỗi năm tại trường Đại học Nông lâm Huế có hằng trăm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc những mức thu nhập rất hấp dẫn.

Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011– 2020 của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020 nguồn nhân lực khối ngành Nông Lâm Ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Trong khi tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Đây là một thực trạng rất đáng báo động và cho thấy nghịch lý về nguồn nhân lực và cơ hội việc làm.

Để giải quyết chênh lệch cung cầu trên thị trường lao động, những hoạt động định hướng  chọn ngành nghề là rất quan trọng. Việc chọn ngành nghề gắn liền với ngành mũi nhọn của địa phương cần đặc biệt quan tâm nữa.

(Theo TRT)