Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên trường Đại học Nông Lâm

1. NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng;
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp;
–  Các tổ chức phi chính phủ.
2. NGÀNH NÔNG HỌC
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp;
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
– Các tổ chức phi Chính phủ.
3. NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp như: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện bảo vệ thực vật, Cục bảo vệ thực vật, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ thực vật, Trạm bảo vệ thực vật…
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật.
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
– Các tổ chức phi chính phủ.
4. NGÀNH CÔNG NGHỆ RAU-HOA-QUẢ VÀ CẢNH QUAN
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp như: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các trung tâm, trạm trại rau hoa quả, các cơ quan sở nông nghiệp, các trang trại, các công ty rau hoa quả; công ty công viên cây xanh; Các khu du lịch sinh thái, sân golf, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử…
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực rau, hoa, quả, cây cảnh và nuôi trồng nấm ăn. 
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực rau, hoa, quả, cây cảnh và nuôi trồng nấm ăn.
– Các tổ chức phi chính phủ.
5. NGÀNH CHĂN NUÔI
Sau khi ra trường có khả năng xin việc làm ở các dạng tổ chức và xí nghiệp chính sau: làm việc tại các Cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (Sở, ban ngành quản lý nhà nước về chăn nuôi-thú y và nông nghiệp); Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chăn nuôi và nông nghiệp nói chung; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ; và các ban ngành hữu quan khác cần kỹ sư chăn nuôi thú y.
6. NGÀNH THÚ Y
Sau khi ra trường có khả năng xin việc làm  ở các dạng tổ chức và xí nghiệp chính sau: làm việc tại các Cơ quan quản lý và chỉ đạo thú y và sản xuất nông nghiệp (Sở, ban ngành quản lý nhà nước về  thú y và nông nghiệp); Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chăn nuôi và nông nghiệp nói chung; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ thú y; và các ban ngành hữu quan khác cần bác sỹ thú y.
7. NGÀNH LÂM NGHIỆP
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm, hạt kiểm lâm, lâm trường, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường …);
– Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và công trình đô thị: công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh và v.v…;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
– Các viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên rừng;
– Các tổ chức phi chính phủ có các hoạt động về lâm nghiệp.
8. NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường… );
– Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và công trình đô thị: công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh và vv…;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
– Các viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên môi trường;
– Các tổ chức phi chính phủ.
9. NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
– Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp;
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
– Các tổ chức phi chính phủ.
10. NGÀNH CÔNG THÔN
– Các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng nông thôn.
– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, giao thông, thuỷ lợi.
– Các công ty tư vấn, giám sát tổ chức thi công xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.
– Các cơ quan đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình.
Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan quản lý xây dựng, giao thông, thuỷ lợi
– Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng giao thông, xây dựng thuỷ lợi….
11. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
– Các cơ quan quản lý sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí.
– Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất được cơ khí hoá và tự động hoá.
– Các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế thi công nhà xưởng, lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất.
– Các cơ quan đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí.
12. NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại:
– Các nhà máy chế biến thực phẩm và đồ uống, các công ty kinh doanh thực phẩm.
– Các cơ quan kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ thực phẩm.
– Các cơ quan đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.
13. NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại:
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
– Các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Cục dự trữ quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản, công ty giống cây trồng vật nuôi.
– Các cơ quan đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản thực phẩm.                                                                                
14. NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai, như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường các huyện, Cán bộ Địa chính xã-phường.
– Các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên – Môi trường, Viện Quy hoạch – Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;
– Các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế;…
15. NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã, như: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông các huyện, các nông trường,…
– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học đất như: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch – Thiết kế, Viện Tài nguyên – Môi trường, Các Trung tâm Phân tích Đất và Phân bón của các tỉnh và các huyện,….
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;
– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các công ty cây công nghiệp, các trang trại lớn, các dự án trong và ngoài nước,…
16. NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Các tổ chức phi chính phủ
– Tổ chức hoạt động nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan, công ty thuộc ngành thủy sản, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái, các cảng và vùng đất ngập nước;
– Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức khoa học kỹ thuật và quản lý về thủy sản, công nghệ, chế biến và xuất khẩu thực phẩm.
– Các cục quản lý nguồn lợi, cục quản lý vệ sinh an toàn chất lượng nông lâm ngư và vệ sinh an toàn thực phẩm.
17. NGÀNH BÊNH HỌC THỦY SẢN
– Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Các tổ chức phi chính phủ;
– Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan, công ty thuộc ngành thủy sản, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái, các cảng và vùng đất ngập nước;
 – Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức khoa học kỹ thuật và quản lý về thủy sản, công nghệ, chế biến và xuất khẩu thực phẩm.
 – Các cục quản lý nguồn lợi, cục quản lý vệ sinh an toàn chất lượng nông lâm ngư và vệ sinh an toàn thực phẩm.
18. NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
 – Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và nghiệp vụ về môi trường thủy sản; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ngư nghiệp và môi trường; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Các tổ chức phi chính phủ.
 – Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan, công ty thuộc ngành thủy sản, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái, các cảng và vùng đất ngập nước;
 – Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức khoa học kỹ thuật và quản lý về thủy sản và môi trường.
 – Các cục quản lý nguồn lợi, khu bảo tồn biển đảo, đất ngập nước, các cục quản lý thủy sản.
19. NGÀNH KHUYẾN NÔNG
          Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong môi trường thay đổi, phù hợp với các vị trí tổng hợp tại các cơ quan nhà nước các cấp như: Phòng ban chức năng, các sở và UBND cấp tỉnh và huyện; Đơn vị, cơ quan Khuyến nông cấp quốc gia, tỉnh và huyện; Trung tâm, đơn vị dịch vụ và tư vấn phát triển kinh tế – xã hội; Ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô; Doanh nghiệp nông lâm ngư và dịch vụ tổng hợp; Tổ chức chính trị xã hội và các hội/ hiệp hội nghề nghiệp; Tổ chức cộng đồng.
Những sinh viên có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển.
Ngoài ra, những sinh viên có tiếng Anh khá có nhiều cơ hội làm việc ở các chương trình, dự án phát triển, hợp tác quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Các đơn vị tuyển dụng chủ yếu là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông -lâm-thuỷ sản, như: công ty CP (Thái Lan); công ty GreenFeed; công ty Cargil (Mỹ); công ty Nông Lâm Nghiệp TBT Quảng Ngãi; công ty sữa TH true Milk; công ty Tân Tiến; công ty Bayer; công ty Pfudential; Công ty Bảo Việt; công ty Cao Su… Nhiều sinh viên cũng đã có việc làm tại các dự án phát triển nông thôn; các sở ban ngành địa phương, các trung tâm khuyến nông, các trường đào tạo chuyên nghiệp, và viện nghiên cứu. Ngoài ra, một số theo học cao học PTNT để phát triển theo con đường học vấn thông qua các nguồn học bổng khác nhau.
20. NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Sau thời gian 4 năm, với một khối lượng kiến thức cơ bản, cơ sở liên ngành, chuyên ngành theo định hướng đa chuyên môn, liên thông sẽ giúp sinh viên ra trường có nhiều cơ hội làm việc ở các cơ quan phát triển, các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu, đặc biệt là các cơ quan đơn vị đòi hỏi cán bộ có kiến thức và kỷ năng tổng hợp-đa ngành, như:  Các cơ quan quản lý nhà nước với vị trí công tác đòi hỏi cán bộ có kiến thức tổng hợp như xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, theo dõi và tổng hợp tình hình, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về phát triển nông thôn  như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Chi cục phát triển nông thôn, Chi cục HTX, ngành nghề, Phòng NN& PTNT huyện, và UBND các cấp; Các đơn vị tư vấn kỷ thuật, công ty dịch vụ phát triển, cơ sở đào tạo, nghiên cứu về phát triển nông thôn, các chương trình, dự án tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội; Các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước  đầu tư hỗ trợ cho Việt Nam liên quan đến phát triển nông thôn. 
21. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liênquan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử;
– Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước , dây chuyền sản xuất tự động,Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…;
– Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,… trên đó có Robot, máy ,  Programmable Logic Controller …;
– Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử;
– Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử;
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ – điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ. 
22. NGÀNH LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác về lĩnh vực Lâm nghiệp, cảnh quan đô thi; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Lâm nghiệp trong và ngoài nước.
23. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG 
– Sau khi tốt nghiệp đại học ngành KTCSHT, Kỹ sư cơ sở hạ tầng có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng;
– Làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; Có thể tham gia tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng như lập và quản lý dự án xây dựng, dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình;
– Có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau của người kỹ sư như tư vấn kỹ thuật, lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, lập dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng;
– Có thể làm việc tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng, dạy nghề, hoặc các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.
– Có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài;
– Có thể làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng hay sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ qua trính đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. 
– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học trong và ngoài nước; Có khả năng nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng;
– Có thể tham gia các khóa đào tạo lấy chứng chỉ nghề chuyên môn như chứng chỉ tư vấn giám sát, Chứng chỉ đấu thầu, Chứng chỉ dự toán xây dựng hoặc học các chương trình thuộc ngành đúng, ngành gần của ngành KTCSHT.