1) Khóa học “Lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp”
Mục tiêu khóa học:
– Nâng cao kiến thức và nhận thức của học viên về biến đổi khí hậu.
– Xây dựng và nâng cao kỹ năng của học viên trong việc lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu có sự tham gia trong sản xuất nông nghiệp
Nội dung chính:
– Biến đổi khí hậu và biểu hiện của biến đổi khí hậu
– Tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp.
– Lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu có sự tham gia trong sản xuất nông nghiệp
– Tham quan các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và tổ chức chia sẻ trao đổi kinh nghiệm.
Kết quả đào tạo: Học viên được nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu, kiến thức về lập kế hoạch và nâng cao kỹ năng trong lập kế hoạch có sự tham gia.
Đối tượng người học: Cán bộ cấp huyện, cấp xã.
Thời gian khóa học: 4 ngày.
2) Khóa học “Phân tích sinh kế”
Mục tiêu khóa học: Nâng cao kiến thức và kỹ năng phân tích trong xây dựng kế hoach phát triển sinh kế bền vững. Ứng dụng phân tích sinh kế trong xóa dói giảm nghèo và quản lý tài nguyên.
Nội dung chính:
– Tổng quan về sinh kế và khung phân tích sinh kế bền vững
– Quy trình và phương pháp phân tích sinh kế
– Nội dung phân tích: Các nguồn vốn tài sản, bối cảnh tổn thương và chiến lược sinh kế…
– Các công cụ thu thập thông tin trong phân tích sinh kế.
– Ứng dụng khung phân tích, thực hành thu thập thông tin hiện trường.
– Tổng hợp báo cáo phân tích sinh kế và tổng kết.
Kết quả đào tạo: Học viên hiểu được các khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững. Hiểu và ứng dụng khung phân tích sinh kế bền vững của DFID vào xây dựng kế hoạch phát triển sinh kế. Sử dụng một số công cụ và phương pháp PRA trong phân tích sinh kế.
Đối tượng người học: Cán bộ cấp tỉnh, huyện, cán bộ làm trong các chương trình phát triển.
Thời gian khóa học: 4 ngày
3) Khóa học: “Quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa dựa vào cộng đồng”
Mục tiêu khóa học:
– Trang bị kiến thức trong quản lý, phân biệt các phương pháp quản lý và quản lý thủy sản nội địa dựa vào cộng đồng.
– Xác định các đơn vị quản lý, qui hoạch các vùng nuôi trồng và khai thác thủy sản có sự tham gia.
– Cải thiện kỹ năng quản lý, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng điều hành, tổ chức thảo luận nhóm và thúc đẩy qui hoạch có sự tham gia.
Nội dung chính:
– Cơ chế, đối tác trong quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa dựa vào cộng đồng.
– Quy hoạch, qui chế trong nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa theo phương pháp tham gia.
– Quản lý mâu thuẫn và chiến lược giải quyết mâu thuẫn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản.
– Phát triển kỹ thuật có sự tham gia trong nuôi trồng thủy sản
– Vận dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng phương án quản lý dựa vào cộng đồng
Kết quả đào tạo: Học viên được nâng cao kiến thức về quản lý, xác định được các đối tác trong quản lý, phương thức quản lý có sự tham gia đồng thời nâng cao kỹ năng trong giải quyết các xung đột trong nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Đối tượng người học: Cán bộ cấp huyện phụ trách về thủy sản, cán bộ khuyến ngư xã, cán bộ UBND xã.
Thời gian khóa học: 4 ngày.
4) Khóa học : “Khuyến Nông theo định hướng thị trường”
Mục tiêu:
– Nâng cao hiểu biết về vai trò của thị trường trong nông nghiệp.
– Nâng cao năng lực trong phân tích thi trường,
– Xác định các trở ngại, cơ hội tiếp cận thị trường,
– Xác định và đưa ra các can thiệp nằm phát huy cơ hội tiếp cận thị trường.
Nội dung:
– Các khái niệm cơ bản trong thị trường và Marketing trong nông nghiệp
– Tổng quan thị trường nông nghiệp Việt Nam
– Thị trường và xác định nhu cầu thông tin thị trường
– Thu thập thông tin thị trường.
– Xử lý và phân tích thông tin thị trường.
– Phổ biến thông tin thị trường.
Kết quả đào tạo: Học viên được cải thiện các kiến thức cơ bản liên quan đến thị trường. Học viên được cải thiện những kỹ năng thu thập và phân tích thông tin về thị trường, có khả năng vận dụng được các biện pháp trong việc phổ biến thông tin thị trường.
Đối tượng học: là cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ cấp xã.
Thời gian khóa học: 5 ngày.
5) Khóa học: “Chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp”
Mục tiêu: Trang bị kiến thức, kỹ năng và tiến trình tổ chức thực hiện đánh giá năng lực và lập kế hoạch chuyển đổi hoạt động HTX nông nghiệp trong điều kiện mới.
Nội dung:
– Đánh giá năng lực, cơ hội của HTX
– Xây dựng chiến lược San xuất kinh doanh của HTX NN
– Đánh giá cơ cấu vốn và tái cơ cấu vốn
– Đánh giá tiềm năng và kết quả huy động vốn của HTX.
Kết quả đào tạo: Học viên được nâng cao kiến thức về tổ chức đánh giá nguồn nhân lực, cơ cấu vốn và hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, nâng cao kỹ năng trong lập kế hoạch chuyển đổi HTX.
Đối tượng: Cán bộ cấp chi cục HTX tỉnh, cán bộ HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ và đối tượng khác
Thời gian: 4 ngày
Ngoài ra Khoa cũng đã thực hiện các khóa học khác như: PRA; Xây dựng mô hình Đồng quản lý tài nguyên; Xây dựng cơ chế Tín dụng -Tiết kiệm dựa vào cộng đồng; Quy hoạch theo phương pháp tham gia; Lập kế hoạch dự án theo khung logic; Kỹ năng thúc đẩy;, Tập huấn giáo viên (TOT), Giới và phát triển; Quản lý xung đột….